Đồng thời, bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc quản lý và tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định...
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan, trong năm 2024, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng nhằm đưa các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, phát huy nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó, có biện pháp xử lý những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn, trục lợi, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống, an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý việc tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường.
Cạnh đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước.
Không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, cúng oan gia trái chủ
Với Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng và thờ tự, cơ sở tôn giáo và lễ hội.
Trong đó, kịp thời phản ánh các hình thức tổ chức hoạt động lễ hội, văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, trang trọng; đồng thời lên án, đấu tranh quyết liệt chống các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các địa điểm tổ chức lễ hội.
Bộ Công an chủ động nắm tình hình, đấu tranh, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo, Ban Quản lý các cơ sở tín ngưỡng, Ban Tổ chức lễ hội thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương;
Các địa phương tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thủ tướng lưu ý, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ, phản văn hóa, trục lợi tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, thờ tự.
Nhà cầm quân người Nhật Bản muốn đi con đường riêng, thể hiện qua việc ông triệu tập đội hình thiếu vắng rất nhiều ngôi sao dự ASEAN Cup 2024.
Thái Lan cần làm mới để hướng đến tương lai lâu dài, đặc biệt là vòng loại World Cup 2030, cũng như tăng thêm sự cạnh tranh.
Đội trưởng Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan, những cầu thủ đẳng cấp châu Á, hay các ngôi sao Sarach Yooyen, Bordin Phala, Supachai Chaided, Kritsada Kaman… không có mặt.
Bất chấp điều đó, Thái Lan vẫn là đội tuyển sở hữu đội hình có giá trị nhất ở ASEAN Cup 2024.
Trang dữ liệu bóng đánổi tiếng Transfermarkt đánh giá Thái Lan có giá trị đội hình 7,35 triệu euro (khoảng 6,098 tỷ đồng). Số liệu này được đưa ra dựa trên rất nhiều yếu tố, từ chất lượng giải VĐQG, hiệu suất, giá trị thương mại hay hợp đồng…
Theo Transfermarkt, anh em nhà Supachok Sarachat và Suphanat Mueanta có giá trị cao nhất, lần lượt 900.000 euro và 800.000 euro. Điều này giúp Thái Lan là số 1 khu vực.
Giá trị đội hình tuyển Việt Nammà HLV Kim Sang Sik lựa chọn cho giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 15 là 7,25 triệu euro.
Đây là sự chênh lệch không quá lớn so với Thái Lan, khi HLV Kim Sang Sik loại bỏ nhiều cầu thủ tên tuổi như Quế Ngọc Hải, Đặng Văn Lâm, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Công Phượng, hay tài năng trẻ Nguyễn Đình Bắc…
Giá trị đội hình dựa trên dữ liệu của Transfermarkt cũng thể hiện Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là hai ứng viên sáng giá nhất cho danh hiệu vô địch ASEAN Cup 2024.
Khoảng cách giữa hai thế lực hàng đầu Đông Nam Á với phần còn lại là rất lớn. Malaysia đứng thứ 3 về mặt giá trị, với 3,75 triệu euro.
Transfermarkt định giá đội hình gồm 24 tuyển thủ Indonesia là 3,48 triệu euro. Điều này cũng dễ hiểu, khi HLV Shin Tae Yong cất phần lớn những người hùng vòng loại World Cup 2026 để tiến hành thử nghiệm.
Indonesia bước vào ASEAN Cup 2024 với thành phần gồm đa số cầu thủ dưới 22 tuổi. Tuổi trung bình của Garuda chỉ là 20,9; trong đó có 5 người chưa đón sinh nhật 20 - tính đến thời điểm khai mạc.
Ông Lương Cường sinh ngày 15/8/1957; quê quán ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; trình độ chuyên môn Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13; Bí thư Trung ương Đảng khóa 12; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Đại biểu Quốc hội khóa 15; quân hàm Đại tướng.
Ông Lương Cường gắn bó với quân đội và kinh qua nhiều chức vụ như Phó Trung đoàn trưởng một số đơn vị, rồi Phó Cục trưởng phụ trách nhân sự, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy, rồi làm Chính ủy Quân đoàn 2; Chính ủy Quân khu 3...
Ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam hơn 4 năm, từ tháng 6/2011 - 12/2015.
Từ tháng 5/2016, ông giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến nay.
Ông Lương Cường được thăng quân hàm Đại tướng vào đầu năm 2019.